BẬT MÍ cách chọn chất liệu vải khi in áo thun chẩn nhất 2022

Đăng ký tư vấn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN IN ÁO THUN NHANH

Khi tìm hiểu các chất liệu vải in áo thun bạn nghe nói đến rất nhiều loại vải may khác nhau làm bạn cũng thoải mái lựa chọn. Nhưng để có một chiếc áo thun nhóm đẹp, ưng ý thì chất liệu vải là yếu tố đầu tiên được nhiều người quan tâm. Vì thế việc hiểu tính chất của những loại vải khác nhau sẽ giúp bạn có những chọn lựa hoàn hảo cho áo đồng phục, áo quảng cáo, áo sự kiện, …

Tại sao nên chọn những chất liệu vải phù hợp?

Theo chia sẻ của những chuyên gia trong thiết kế thời trang, chất liệu được chọn làm vải may quần áo cũng quyết định không nhỏ đến tính thẩm mỹ của sản phẩm. Trong ngành in áo thun, áo đồng phục cũng vậy, chất liệu được chọn in cũng làm cho áo nhóm đồng phục có những đặc điểm khác biệt.

Đặc biệt mỗi một chất liệu vải in áo thun lấy liền, lấy ngay sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau. Và mỗi chất liệu thường sẽ phù hợp với nhu cầu của người mặc. Đồng thời mỗi chất liệu khác nhau sẽ được cân nhắc chọn công nghệ in áo lớp phù hợp như vải in chuyển nhiệt sẽ khác với in lụa, in 3D.

Ví dụ: Nếu bạn muốn vải mặc hơi mát, có thể hoạt động dễ dàng nên chọn vải cotton, vải thun, vải co giãn 2 chiều hay 4 chiều. Nhưng nếu bạn muốn áo lạnh, mát mịn nên chọn vải lụa, vải thun lạnh cùng rất nhiều cách khác bạn có thể dựa vào đặc điểm của từng loại vải mà lựa chọn cho phù hợp.

Có những chất liệu vải nào được dùng in áo thun nhóm?

Vậy có bao nhiêu chất liệu vải in áo đồng phục? Hiện tại các xưởng in áo thun đồng phục sử dụng phổ biến các loại vải in sau:

1. Chất liệu vải cotton

Chất liệu vải cotton là gì? Đây là loại vải phổ biến được chọn nhiều nhất trong in áo nhóm đồng phục. Vải cotton được dệt từ loại sợi vải tổng hợp có nguyên liệu chính là sợi bông kết hợp với nhiều nguyên liệu thiên nhiên và hóa chất khác.

>>> Xem thêm: 4 bước quan trọng để thiết kế đồng phục lớp đẹp và suôn sẻ

Ưu điểm lớn nhất của loại vải này đó chính là khả năng thấm hút mồ hôi mang đến cảm giác thoáng mát, hút mồ hôi và độ bền cao. Tuy nhiên, vải cotton 100% có giá khá đắt nên bạn có thể sử dụng những lựa chọn thay thế như:

– Cotton 35/65 (35% cotton và 65% PE)

– Cotton 65/35 (65% cotton và 35% PE)

– Cotton 87/13 (87% cotton và 13% PE)

2. Vải thun cá sấu

Vải cá sấu cũng được dệt từ sợi Cotton, chỉ khác ở chỗ mắt vải dệt to hơn cotton thường. Loại vải này thường được dùng rộng rãi để may áo thun nam và cả áo thun nữ, được chọn làm chất liệu vải của áo hoodie, là loại vai có thể giữ ấm, giữ nhiệt khá tốt thường được chọn in áo quảng cáo.

– Cá sấu cotton 100%

– Cá sấu cotton 65/35 (thun cá sấu 4 chiều)

– Cá sấu cotton 35/65

– Cá sấu PE.

Xem thêm: Lựa chọn trang phục áo thun đi tiệc và đi chơi

3. Vải nỉ

Vải nỉ là loại vải phổ biến được dùng thay vải len nhờ ưu điểm có thể điều chỉnh được độ dày, độ sơ, độ cứng hay độ giản của vải. Đây là loại vải gần giống với chất liệu vải len. Loại vải này thường được dùng để may các loại áo giữ ấm hay áo đi nắng như: áo khoác, áo Hoodie, áo Sweater, … Tuy nhiên, chất liệu vải nỉ thấm nước kém, dễ bám bụi, đồng thời dễ thay đổi kết cấu do nhiệt độ cao cho nên các bạn nên lưu ý những điều này khi sử dụng.

4. Vải thun lạnh và vải Polyester

Đây là loại vải được dệt hoàn toàn bằng 100% polyester. Phần đông các bạn học sinh thường chọn loại vải này để áo lớp, vì giá thành hợp túi tiền, hình in lên màu đẹp. Nhưng loại vải này không có được đặc tính hút mồ hôi, thuộc dạng vải không thấm nước như vải cotton nên dễ cảm thấy nóng bức khi mặc. Tuy vậy, loại vải này cũng có ưu  điểm đó là khả năng chống nhăn, bền màu trong điều kiện bảo quản cẩn thận và thường được pha với cotton để tăng độ bền.

5. Chất liệu vải lanh

Vải lanh là một loại vải được dệt từ cây lanh. Vải có được một độ bóng tự nhiên, bề mặt vải khá mịn mang lại sự thoải mái khi mặc vài mùa hè oi bức. Loại vải này rất phù hợp cho trẻ em sử dụng.

6. Chất liệu vải lụa

Vải lụa thái, lụa satin loại vải được dệt từ tơ tằm được xem như là một loại vả cao cấp. Nó được đánh giá khá mịn và mỏng rất thích hợp cho thiết kế thời trang. Nhưng chất liệu vải lụa rất hiếm khi được chọn để in áo nhóm đồng phục, áo lớp.

7. Chất liệu vải kaki

Vải kaki một loại vải có độ co giãn khá tốt, nên thường được chọn làm áo lớp đi chơi, đi du lịch, áo vest,… Vải có độ thấm hút cũng khá tốt nhưng cũng rất dễ gây nóng khi mặc vào mùa hè.

8. Chất liệu vải kate

Vải kate loại vải được kết hợp giữa vải Polyesterr với sợi bông cotton để tạo thành. Đây được xem làvải tổng hợp. Gần giống với chất liệu vải linen và cotton có khả năng thấm hút mồ hôi khá tốt cùng với sự mềm mại, thoáng mát.

9. Chất liệu vải dạ

Vải dạ một chất liệu vải may thường được dùng để sản xuất thời trang cho mùa lạnh. Vải dạ sử dụng một công nghệ dệt vải len tạo thành áo sơ mi.

10. Chất liệu vải dù

Vải dù một loại vải tổng hợp nhân tạo được gọi là Parachute fabric. Vải được tổng hợp từ vải cotton, nylon, Polyester tạo thành. Đây là chất liệu vải không thấm nước, sợi khá thô và khô thoáng rất tiện lợi cho việc giặt.

Kết luận

Bạn có thể căn cứ vào ưu – nhược điểm của từng loại vải may áo thun đồng phục trên đây để chọn cho mình những chất liệu phù hợp nhất. Tùy theo điều kiện, tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng mà chọn cho chuẩn nhất nhé.

Những vấn đề cần nhớ khi chọn chất liệu vải in áo thun

Chọn vải in áo thun, áo lớp cũng giống như chọn size áo, màu sắc áo phải phù hợp với đối tượng trẻ em, người lớn hay người gầy, người béo phì. Để những chất liệu vải được chọn in lên tạo thành kiểu áo lớp, áo nhóm đẹp, thoải mái bạn hãy chú ý đến một số những lưu ý sau:

  • Các công nghệ In chuyển nhiệt, in decal, in kỹ thuật số, in lụa… sẽ phù hợp cho từng chất liệu vải in áo lớp. Nên bạn cần cân nhắc chọn giữa vải và công nghệ in áo sao cho phù hợp nhất.
  • Áo lớp sau khi được chọn mặc vào phải đẹp, phù hợp cho cả nam và nữ thì mới gọi là áo lớp. Nên khi hoàn thành xong ý tưởng kiểu mẫu áo lớp bạn cần quan tâm đến size áo. Seize áo nam, nữ có đa dạng S, M, L, XL, XXL, oversize.
  • Ngoài ra phải chú ý đến mục đích chọn áo lớp. Bạn không thể đi chơi, đi du lịch biển mà chọn áo kỷ niệm. Hoặc bạn cũng không thể đi họp lớp mà chọn áo sơ mi trái cây đi biển.

Hướng dẫn cách phân biệt chất liệu vải khi in áo thun

Để biết được xưởng in áo thun có chọn đúng chất liệu vải in theo bạn yêu cầu hay không bạn có thể kiểm tra theo cách sau:

Cách 1: Phương pháp trực quan

Đối với vải cotton 100% hay còn gọi là vải sợi bông, khi cầm trên tay luôn đem lại cảm giác rất mat tay, mềm mịn, dễ chịu. Thấm hút mồ hôi, nếu có sợi bông xù ra thì kéo sợi sẽ dai, khó đứt, khi đứt thì để lại vết xù không gọn gàng.

Áo thun vải cotton

Khi giặt, vò, chất vải PE không bị nhàu nát

Vải sợi bông cũng không bóng láng ở bề mặt mà thường xù xì nhưng mịn, khi vò nhẹ hoặc giặt và vắt để lại vết nhăn nhúm.

Đối với vải PE được dệt từ sợi tổng hợp nên sợi vải có độ đồng đều cao, bóng, trơn láng, khi vò nhẹ hoặc vắt cũng không để lại vết nhàu.

Cách 2: Dùng nhiệt độ kiểm tra

Đốt là một phương pháp hiệu quả để kiểm tra chất liệu vải dùng để in ao thun gia re. Với cách này, bạn có thể phân biệt chính xác vải cotton 100%, cotton 65/35, cotton 35/65 và vải PE. Cụ thể như sau:

Nhận biết vải PE

Đốt vải là một cách nhận biết vải khá chính xác

Khi đốt một mảnh vải thun, nếu:

  1. Vải cháy rất yếu và phải cháy khi có ngọn lửa đốt bên dưới, đưa ra khỏi lửa thì tắt, có mùi thơm như mùi hành tây, không có tro và phần nhựa bị cháy vón cục lại. ĐÓ CHÍNH LÀ VẢI PE 100%.
  2. Vải bị cháy nhanh như đốt giấy, tro nát vụn thành bụi khi vò. ĐÓ LÀ VẢI COTTON 100%.
  3. Vải cháy yếu, có tro nhưng tro không nát mà vón cục lớn. ĐÓ LÀ VẢI COTTON 35/65 (35% cotton tự nhiên + 65% sợi PE).
  4. Vải cháy khá nhanh, có tro vón cục nhỏ. ĐÓ LÀ VẢI COTTON 65/35 (65% cotton tự nhiên + 35% PVC).

Tham khảo một số áo lớp được chọn chất liệu vải thích hợp

Để giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của chất liệu vải in áo thun, bạn có thể tham khảo kho mẫu áo đồng phục lớp của ATN nhanh dưới đây. Nó được ATN thiết kế dựa trên chất liệu vải phổ biến, phù hợp, công nghệ in hiện đại tạo thành.

Hoặc nếu như bạn chưa có ý tưởng để làm áo thun đồng phục cho mình, có thể tham khảo ngay một số những mẫu áo thun đồng phục sau đây để giúp mình có được những ý tưởng tốt nhất nhé:

 

Áo thun lớp mang đến sự thoải mái khi mặcÁo lớp được chọn công nghệ in phù hợpÁo lớp, áo thun đồng phục Áo lớp có cổ Chất liệu vải áo lớp đẹp Áo lớp in màu đen Áo lớp in đẹp In áo lớp nhanh In áo nhóm, áo lớp giá rẻ

Xem thêm: Những mẫu áo đồng phục TẠI ĐÂY

Bạn có thể tham khảo những mẫu áo mà chúng tôi cập nhật trên đây, nếu muốn tham khảo thêm nhiều mẫu nữa, có thể vào ngay trong kho mẫu áo thun đồng phục của ATN và tham khảo các mẫu:

Chọn chất liệu vải may, in áo đồng phục, áo nhóm lớp phù hợp vừa mặc thoải mái, đẹp vừa mang đến sự thuận tiện khi vận động, đồng thời tiết kiệm chi phí in khá nhiều đấy nhé..

Nếu bạn đang có nhu cầu in áo thun đồng phục hãy liên hệ ngay với Áo Thun Nhanh theo thông tin sau đây:

Địa chỉ: 511 Sư Vạn Hạnh (nối dài), P.12, Q.10.

Hotline: 096 969 4612 / (028)6679 6677 hoặc 098 277 0501

 

Bộ thiết kế áo nhóm áo đồng phục mới nhất 2019 - click ngay

HTV9 giới thiệu về Áo Thun Nhanh

Đăng ký tư vấn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN IN ÁO THUN NHANH

Tin cùng chuyên mục

096 969 4612 Liên hệ Zalo